Nhổ răng khôn

Răng khôn còn gọi là răng số 8 – đây là chiếc răng khiến nhiều người băn khoăn nhất. Vậy răng khôn là gì? Khi nào cần nhổ răng khôn? Hãy cùng bác sĩ nha khoa tại nha  khoa Lumi Smile theo dõi 

Răng khôn là gì?

Răng khôn là răng hàm mọc cuối cùng bên hàm và mọc ở độ tuổi từ 17-23 tuổi. Là răng vĩnh viễn cuối cùng, vòm miệng lúc này không còn đủ khoảng trống để răng khôn mọc lên, và sẽ tạo nên những cơn đau nhức khó chịu. 

Răng khôn thương mọc ngầm, mọc nghiêng, mọc ngược và bị kẹt nên không có không gian dành cho nó trên cung hàm. Do vậy, mà chúng có thể mọc ngược, mọc bình thường hoặc nhú lên khỏi lợi một phần rồi ngừng mọc gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Nhổ răng khôn
Răng khôn là răng hàm mọc cuối cùng bên hàm

Dấu hiệu mọc răng khôn 

Thường khi răng khôn mọc sẽ khiến  phần nướu xung quanh bị sưng đỏ khiến bạn luôn cảm thấy đau nhức, khó chịu. Có thể hiểu đơn giản là khi răng mọc khiến lợi, nướu xung quanh bị viêm dẫn đến sưng, đau nhức và gây sốt nhẹ. Trong trường hợp nếu răng không mọc kéo dài, liên tục đau, bạn cần phải đến các cơ sở nha khoa để được bác sĩ thăm khám. 

Nếu để quá lâu dẫn đến hiện tượng xô lệch hàm, có thể dẫn đến tình trạng u nang, gây khó khăn trong việc hồi phục. Do vậy, nếu phát hiện mọc răng khôn, bạn chú ý vệ sinh răng miệng, ăn uống hợp lý để tránh xảy ra tình trạng viêm nhiễm. Dưới đây là một số dấu hiệu mọc răng khôn mà bạn cần phải lưu ý:

1. Đau nhức

Một trong những dấu hiệu điển hình của việc mọc răng khôn đó chính là tình trạng đau nhức. Bạn sẽ cảm thấy đau nhức ở sâu bên trong răng, đau cơ dữ dội và kéo dài liên tục. Thông thường phải mất vài năm để một cái răng khôn mọc hoàn chỉnh. Do vậy khi gặp những cơn đau nhức này bạn hãy xác định là cơn đau sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần.

2. Nướu sưng đỏ

Khi răng khôn mọc nhưng không thể trồi hết lên được khiến phần lợi phía trên và xung quanh bị sưng tấy lên, nướu có hiện tượng sưng đỏ. Nếu răng khôn mọc ổn định thì nướu sẽ trở lại như bình thường. Răng khôn khi mọc có thể gây ra những cơn sốt kéo dài, việc cử động cơ miệng gặp khó khăn và không còn linh hoạt nữa.

Nhổ răng khôn
Đau nhức khi mọc răng khôn

Nhổ răng khôn là gì?

Nhổ răng khôn là gì? Nhổ răng khôn thực chất là quá trình tiểu phẫu nha khoa nhằm loại bỏ một hoặc nhiều răng khôn. Đây là chiếc răng mọc ở vị trí sau cùng trên hàm răng. Mỗi người thường có bốn chiếc răng khôn và mọc ổ đuổi trường thành 17-25.

Đa số các trường hợp mọc răng khôn đều nên nhổ bỏ. Nhất là trong các trường hợp dưới đây cần phải loại bỏ răng khôn càng sớm càng tốt.

1. Răng khôn mọc chen chúc

Răng khôn nằm ở vị trí cuối cùng trên cung hàm nên khó làm sạch khi thức ăn bị mắc kẹt. Bên cạnh đó, răng khôn mọc chen chúc, mọc lệch đâm sang răng bên cạnh khiến răng này bị lung lay, dễ rụng. Khi răng bị xô lệch khiến khả năng ăn nhai bị giảm đi. Nhiều người còn phải chịu đựng cơn đau dai dẳng, âm ỉ kéo dài tại nơi răng khôn mọc trong suốt thời gian dài. Nhiều trường hợp, răng khôn mọc lệch gây nhiễm trùng sang mắt, cổ, tai, … 

2. Sâu răng

Răng khôn rất khó để làm sạch vụn thức ăn khi bị mắc ở đó, tạo điều kiện khiến vi khuẩn tích tụ dẫn đến sâu răng. Nhất là trong trường hợp răng khôn mới chỉ nhú hoặc mọc lệch đâm sang răng bên cạnh thì sâu răng còn nặng hơn. Tình trạng sâu răng ngày càng nặng dễ gây ra nhiễm trùng, khiến bạn cảm thấy đau dữ dội.

3. Viêm nướu

Nướu xung quanh răng khôn dễ bị viêm nên khu vực này dễ bị tích tụ được nhiều vi khuẩn. Nếu bị viêm nướu, bạn dễ bị đau nhức, hôi miệng, … Viêm nướu lặp đi lặp lại nhiều lần khiến sức khỏe răng miệng bị súc miệng.

Khi nào cần nhổ răng khôn?

Răng khôn mọc ở người trưởng thành từ 17 – 25 tuổi, do mọc cuối cùng nên không có đủ chỗ để chúng mọc bình thường. Chính vì thế mà răng khôn khi mọc bị xô lấn, dễ bị lệch hoặc có thể mọc chen chỗ với các răng khác, gây đau đớn và viêm sưng. Có khoảng 85% răng khôn bị nhổ bỏ do không có tác dụng về tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

Việc nhổ răng khôn hay không phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Loại bỏ răng khôn thường được bác sĩ chỉ định trong những trường hợp dưới đây:

  • Răng khôn mắc bệnh nha chu, răng bị sâu
  • Răng khôn mọc kẹt, mọc ngầm, mọc lệch
  • Răng khôn mọc xuất hiện viêm nhiễm, nhiễm trùng hoặc ổ mủ, u nang ảnh hưởng đến răng bên cạnh.
  • Tạo khe giắt thức ăn giữa răng khôn và răng số 7 gây ra tình trạng tích tụ mảng bám thức ăn gây đau nhức, gây viêm.
  • Răng khôn mọc thẳng không ảnh hưởng đến xương hàm, nướu nhưng không có răng đối diện ăn khớp, khiến thức ăn bị nhồi nhét, khiến hàm đối diện bị lở loét.
  • Răng khôn mọc nhỏ hoặc lớn hơn so với bình thường, hình dạng răng bất thường.
Nhổ răng khôn
Trường hợp nào nên nhổ bỏ răng khôn

Nhổ răng khôn có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Nhổ bỏ răng khôn có ảnh hưởng đến sức khỏe không là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Lý dò là bởi vì so với các răng khác, răng khôn nằm ở vị trí phức tạp, trong cùng xương hàm và kết nối với nhiều dây thần kinh.

Trong nha khoa, nhổ răng khôn thực chất là thủ thuật nhổ răng bình thường mà hầu hết bác sĩ nha khoa nào cũng có thể xử lý được. Tuy nhiên, sau khi nhổ răng khôn dễ gặp phải tình trạng sưng, đau nhiều hơn. Bởi vì khu vực này tập trung nhiều dây thần kinh và răng có kích thước khá lớn.

Nhổ răng khôn đau mấy ngày?

Bạn sẽ được tiêm thuốc gây tê khu vực thực hiện thủ thuật trước khi nhổ răng khôn. Do vậy, trong quá trình nhổ răng sẽ không gây cảm giác đau, khó chịu. Và tình trạng đau nhức bắt đầu khoảng 3-4 tiếng sau khi nhổ răng khôn. Sau khoảng 1 tuần, hiện tượng này hoàn toàn biến mất. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà thời gian phục hồi khác nhau. Để giúp cải thiện tình trạng này, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

Nhổ răng khôn
Nhổ bỏ răng khôn đau mấy ngày

Cần làm gì trước và sau khi nhổ răng khôn?

Nhổ bỏ răng khôn là cách để loại bỏ tình trạng đau nhức, khó chịu do răng khôn gây nên. Và để đảm bảo sức khỏe răng miệng, bạn cần phải lưu ý đến một số vấn đề trước và sau khi nhổ răng khôn.

1. Trước khi nhổ răng khôn

– Bạn cần thực hiện làm các xét nghiệm máu, chụp X quang theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, cũng phải nói rõ để bác sĩ biết được tình trạng bệnh lý toàn thân, các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ có điều chỉnh phù hợp.

– Nghỉ ngơi, ngủ sớm trước ngày nhổ răng, tránh sử dụng các chất kích thích như: thuốc lá, rượu, bia, … Để tránh nhiễm trùng, người bệnh hãy vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi nhổ răng khôn.

– Hãy giữ tâm lý thật thoải mái, thư giãn không nên quá căng thẳng hay lo sợ. Nhổ răng khôn thực chất là thủ thuật được thực hiện nhanh chóng, không đau, không chảy máu.

– Đối với khách hàng dưới 18 tuổi và trên 60 tuổi khi đi nhổ răng khôn cần có người đi kèm

2. Một số lưu ý sau khi nhổ răng khôn

– Sau khi nhổ răng khôn, bạn cần tuân thủ các biện pháp để duy trì cục máu đông như: không súc miệng mạnh, không khạc nhổ mạnh trong vòng 6 giờ sau nhổ răng. 

– Không súc nước muối, không mút, đưa lưỡi hoặc vật lạ vào ổ răng. 

– Sau khi nhổ răng khôn, hãy chườm đá trong vòng 24 giờ đầu tiên. Sau khoảng 2-3 ngày sau, chườm khăn ấm để thúc đẩy tiến độ phục hồi.

– Cắn bông gòn thật chặt trong 30-40 phút, thay bông thường xuyên

– Không khạc nhổ, đưa tay hoặc đẩy lưỡi vào vết thương.

– Nhịn ăn trong khoảng 2-4 giờ để vết thương được cầm máu hoàn toàn và được ổn định.

– Nên ăn thực phẩm dạng lỏng như: nước ép trái cây, súp, cháo, … để tránh việc ăn nhai, cũng như nhanh lành vết thương

– Tuyệt đối không dùng những thực phẩm dai, cứng; thực phẩm quá cay, nóng, chua; nước ngọt có ga.

– Tránh không dùng nước muối súc miệng, hay đánh răng ở quanh vị trí vừa nhổ 

– Tuân thủ thực hiện theo những hướng dẫn của bác sĩ, uống thuốc đầy đủ theo đơn để quá trình hậu phẫu và lành thương được thuận lợi.

– Nên ăn ở bên phần hàm không có răng nhổ, thực hiện vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng. Hãy lựa chọn thức ăn nguội, mềm trong 24 giờ sau khi loại bỏ răng khôn.

 

Địa chỉ nhổ răng khôn ở đâu tốt và đáng tin cậy?

Không giống như những chiếc răng khác, nhổ bỏ răng khôn không hề đơn giản. Nên nếu lựa chọn cơ sở nha khoa không uy tín sẽ để lại những hậu quả khôn lường gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nha khoa Lumi Smile được biết đến là một trong những địa chỉ hàng đầu trong việc thực hiện nhổ răng khôn tại Hà Nội. Đội ngũ bác sĩ nha khoa đang công tác và làm việc tại bệnh viện có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sẽ thực hiện nhổ răng khôn nhẹ nhàng, không đau.

Quy trình nhổ răng khôn an toàn tại nha  khoa Lumi Smile

Quy trình nhổ răng khôn tại nha khoa Lumi Smile tuân thủ nghiêm ngặt đảm bảo yếu tố vô trùng và được thực hiện trực tiếp bởi đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm cùng sự hỗ trợ của máy móc y khoa.

Bước 1: Thăm khám và chụp X quang

Khách hàng sẽ được chỉ định chụp phim X quang để xác định vị trí chính xác, tình trạng của răng. Từ đó lên kế hoạch nhổ răng.

Bước 2: Vệ sinh khoang miệng cho khách hàng

Khách hàng được vệ sinh khoang miệng, vị trí nhổ răng để đảm bảo an toàn và tránh nhiễm trùng cũng như giúp lành thương nhanh chóng.

Bước 3: Tiến hành gây tê và nhổ răng

Để khách hàng không cảm thấy đau, khó chịu, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê và nhổ răng cho khách hàng bằng công nghệ siêu âm hiện đại. Thời gian thực hiện nhanh, không đau và cầm máu nhanh.

Bước 4: Hướng dẫn chăm sóc răng miệng và hẹn tái khám định kỳ

Nhổ răng khôn
Nhổ bỏ răng khôn tại Lumi Smile

Nếu bạn có thắc mắc về nhổ răng khôn, hãy liên hệ ngay đến nha khoa Lumi Smile để được bác sĩ tư vấn cụ thể nhé.

XEM THÊM: Lấy cao răng